Lòng vòng không giải quyết được vấn đề
Có một dạo, mình rất hay bực mình về việc người đối diện không thẳng thắn nói Yes or No cho dù mình đã cố gắng tiếp cận trực diện nhiều lần để lấy câu trả lời. Mình thích sự rõ ràng và nhất quán (dù biết rằng cuộc sống không chỉ có trắng hoặc đen). Ví dụ: Điển hình trong kinh doanh, nếu không bạn không muốn mua một sản phẩm và chỉ muốn tham khảo thôi thì bạn hoàn toàn có thể nói mục đích tham khảo của bạn và ý định không mua sản phẩm, để người bán không làm phiền tới bạn nữa. Hoặc, nếu bạn chưa thực sự biết mình có thích sản phẩm đó hay không và muốn thêm thời gian suy nghĩ thì có thể nói rõ với người bán là bạn đang cân nhắc, cần X ngày suy nghĩ và hãy liên hệ lại vào Y thời gian. Như vậy, cả hai bên sẽ bớt mất thời gian của nhau và dễ dàng xác định được kết quả cụ thể. Thẳng thắn trong công việc Với kinh nghiệm đi làm đủ lâu, mình nhận ra rằng để có thể lên các vị trí Quản lý cấp cao thì bạn không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn phải giao tiếp hiệu quả nữa. Ngành nghề nào cũng vậy, có thể bạn rất giỏi việc chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt thông tin và lãnh đạo đội nhóm kém, đồng đội không đồng lòng đi theo thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức trung bình trong nấc thang nghề nghiệp mà thôi. Ai cũng biết là muốn giao tiếp hiệu quả thì cần thẳng thắn, chân thành, trực diện và sự thấu hiểu; nhưng “nói thì dễ, làm mới khó”. Càng trong môi trường đa văn hóa, càng va chạm nhiều ta càng dễ gặp bất đồng trong giao tiếp. Muốn hiểu nhau thì cách duy nhất là giao tiếp cởi mở và thẳng thắn để tìm được tiếng nói chung. Một sáng thứ hai đẹp trời, bạn nhận được một task mới đột xuất từ sếp yêu cầu phải hoàn thành trong vòng nửa ngày mà thực tế là bạn biết chắc bạn không thể hoàn thành được nó với thời gian ngắn như vậy, đồng thời bạn cũng không hiểu rõ mục đích và nguyên nhân của task đó. Hãy chia làm 2 cách xử lý như sau: Cách 1: Mình cứ làm theo như được yêu cầu mà không cần làm rõ lại. Kết quả: toàn bộ việc của ngày hôm đó mình dự định làm sẽ bị dang dở và trong lòng mình còn ôm nỗi ấm ức, băn khoăn. Cách 2: Hỏi thẳng sếp những câu hỏi mình đang có trong đầu và thống nhất kết quả có thể đạt được trong thời gian ngắn. Vừa tiết kiệm thời gian và mình lại không ôm cục tức trong lòng, tránh việc dồn task sau đó và cuối ngày phải ở lại làm thêm. Là một người với bản tính quyết liệt, mình luôn luôn chọn cách 2 để giải quyết: Nói chuyện mặt đối mặt, rõ ràng và nhanh gọn tầm 15 phút để đi tới sự đồng thuận, không quên ghi chú lại cẩn thận những điều cần lưu ý. Mình rất sợ những thứ lòng vòng, mất thời gian của đôi bên và có thể gây mâu thuẫn về sau. Có thể với nhiều bạn, việc nói chuyện thẳng thắn giữa nhân viên-sếp là rất aggressive, bất lịch sự và không khéo léo. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam kiểu “nói một hiểu mười” hay còn gọi là “giao tiếp high-context” được đề cao; khá phổ biến nhất là trong các cộng đồng văn hóa Châu Á. Bạn cần có khả năng tiên đoán ý, quan sát cử chỉ, thái độ, và tông giọng của người nói để làm cho đúng. Trong văn hóa làm việc đậm chất Mỹ và ít phân cấp như công ty hiện tại của mình thì đề cao văn hóa “giao tiếp low-context” nói thẳng vào nghĩa đen của sự việc, không nói bóng nói gió, không vòng vo tam quốc, ngôn ngữ đơn giản, mạch lạc, trao đổi face-to-face (mặt đối mặt). Điều này giúp giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn, tránh gây hiểu nhầm không cần thiết, hạn chế lãng phí thời gian và tập trung “get shit done“ để có kết quả tốt. Rèn luyện sự thắng thắn để giao tiếp hiệu quả Mình chỉ đạt được sự giao tiếp hiệu quả khi mình sống độc lập và tách khỏi môi trường quen thuộc của việc “nói một hiểu mười” vào 7 năm về trước, một mình đi học xa nhà và mở mang tầm mắt với các nền văn hóa khác nhau. Trong quá trình học hỏi này, mình trải qua rất nhiều đau thương của việc hiểu lầm trong giao tiếp kèm những bài học sâu sắc về việc duy trình sự thẳng thắn trong giao tiếp và các mối quan hệ. Khi phải nói thẳng hoặc từ chối việc gì đó, ví dụ như lời mời đi sinh nhật bạn vào cuối tuần, hay không thể nhận thêm dự án vì công việc đã quá tải. Khi đó, mình thường sẽ tự đặt ra những câu hỏi như: Liệu mình có thật sự muốn làm điều đó không? Tại sao mình lại sợ từ chối hay nói thẳng? Những điều mình đang sợ là gì? Mình trả lời xong thì điều xảy ra tiếp theo? Khi có quyết định trong đầu, mình sẽ ngay lập tức trả lời đối phương mà không hối tiếc. Vì thực tế, mình đã suy nghĩ nghiêm túc rồi mới nói một cách rõ ràng để hai bên có thể hiểu nhau. Vì có tôn trọng người đối diện thì mình mới dành thời gian suy nghĩ về nó và chân thành nói ra quyết
Sự trống rỗng là để tìm thấy cân bằng
Khi viết những dòng này không có nghĩa là mình đang bi quan hay tiêu cực, đơn thuần là mình đang tự nhận thức về một điều gì đó đang diễn ra bên trong suy nghĩ của bản thân. Càng lớn, mình càng làm quen nhiều hơn với sự trống rỗng một cách có chủ đích. Ban đầu, đơn giản chỉ là có những lúc mệt quá (phần lớn do stress liên tục) hoặc đi qua những nỗi buồn thì toàn bộ cơ thể và suy nghĩ dễ bị shut down, không làm được gì thêm. Khi đó, mình tắt toàn bộ các thiết bị điện tử và không suy nghĩ gì cả trong một khoảng thời gian nhất định thì thấy đầu óc trở nên nhẹ nhàng, minh mẫn hơn. Trống rỗng khi không làm gì cả Mình thích nằm dài dưới bóng râm, bên bờ biển, gió hiu hiu xen lẫn tiếng sóng dạt vào bờ. Hoặc tản bộ trên con đường mòn trong rừng một chiều hè khi những tia nắng muộn vẫn còn len lỏi đan qua những tán cây cao. Không đeo tai nghe. Không đọc sách. Đúng, không làm gì cả! Sự trống rỗng trong tâm trí đưa mình quay về với những điều bản thân thấy thực sự cần thiết. Càng sống lâu trong những thành phố lớn thì chúng ta càng dễ thấy cô đơn và buồn chán dù xung quanh có rất nhiều thứ để giải trí như cinema, shopping mall, karaoke mở 24/7. Sự buồn chán và tuyệt vọng đến từ sự mất cân bằng trong cuộc sống. Giữa những hối hả của nhịp sống cơm áo gạo tiền, con người cần sự yên lặng để nhìn vào bên trong và hiểu bản thân mình hơn là những lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài mà giới truyền thông đang tung hô ra rả hàng ngày. Chậm lại không phải là thụt lùi mà để nghiêm túc nhìn lại bản thân mình, không che đậy, không giấu giếm, không màu mè. Trống rỗng khi chạy bộ Công bằng mà nói thì chạy bộ là một bộ môn thể thao khá nhàm chán vì 95% thời gian bạn chỉ đối diện với chính bản thân mình thay vì tranh đấu với đối thủ như trong các môn thể thao đối kháng như tennis, cầu lông hay bóng chuyền. Riêng với mình thì chạy bộ là bộ môn hoàn hảo để mình tập trung vào bản thân và giải phóng toàn bộ sức lực lẫn suy nghĩ. Vận động một mình khiến thì đầu óc mình trống rỗng một cách thích thú. Sau 15 phút chạy, các luồng suy nghĩ của mình biến mất hầu như hoàn toàn, chỉ tập trung vào hơi thở và nhịp di chuyển của chân. Người ta nói chạy bộ nói riêng hay thể thao nói chung là khởi nguồn cho những sáng tạo vì lúc đó bộ não được giải thoát. Mình không chắc về điều này lắm vì mình chưa thấy bản thân là người sáng tạo lắm. Nhưng điều mình không thể phủ nhận là xỏ giày vào và cắm đầu chạy hàng ngày giúp mình kiên trì hơn, nhẫn nại hơn và tìm thấy sự cân bằng sau những lúc mệt mỏi. Sẽ thật tồi tệ như là sau một tuần làm việc căng thẳng mà mình không thể tìm nổi cho bản thân những khoảnh khắc trống rỗng và yên lặng. Giống như trong cuộc đua rat race vậy, ta cứ mải miết chạy mãi, chạy không dừng để nhanh tới vạch đích mà không biết rằng sớm muộn rồi mình có thể bị burnout và chấn thương bất kì lúc nào. Sự trống rỗng có đáng sợ không? Nếu tìm kiếm trên Google bạn sẽ thấy rất nhiều định nghĩa tiêu cực về sự trống rỗng. Ai cũng có nỗi lo của mình: trẻ con thì lo học điểm cao trường chuyên lớp chọn, người lớn thì lo công danh dự nghiệp tiền tài địa vị. Không ai giống ai cả; mỗi người có một xuất phát điểm và hoàn cảnh sống khác nhau. Những khoảng lặng là điều cần thiết để bạn tập trung vào chính bản thân bạn, để tâm vào những điều thực sự quan trọng và lấy lại những năng lượng đã mất. Self-awareness is probably the most important thing towards being a champion. Billie Jean King Mình hôm nay chỉ cần cố gắng là một phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua. Lắng nghe bản thân để tự nhận thức về mình nhiều hơn, hiểu nó thực sự cần gì và muốn gì để từ đó xác định được mình muốn trở thành người như thế nào. Hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến; bạn sẽ cần rất nhiều sự kiên trì và nhẫn nại để đi hết hành trình đó. xoxo Trang In Tech
Tạo Website Cá Nhân Cho Các Bạn Non-Tech
Không quá khó để tạo một website cá nhân cho riêng bạn, có thể vừa làm portfolio vừa là nơi để bạn viết và chia sẻ những quan điểm sống và kinh nghiệm với bạn bè xung quanh, lưu giữ lại kỉ niệm. Cảm giác tự xuất bản và làm chủ nội dung của mình thú vị lắm 😘 Nếu search Google “cách làm website cá nhân” thì bạn sẽ tìm được khoảng 68 triệu kết quả tìm kiếm và không biết nên bơi thế nào giữa biển thông tin chỉ dẫn 😵 nhất là với những bạn non-tech, chưa từng thử một lần thử tập code, hoặc không quen với các phần mềm công nghệ. Sau khi tự làm thành công website Trang In Tech, mình tin rằng bạn nào cũng có thể tự làm website cho riêng mình mà không cần phải biết lập trình với 4 cách sau đây: Mua tên miền tại https://www.namecheap.com/Đây là nơi mình lựa chọn mua tên miền cho website của mình, bởi giá cả rất hợp lý và đặc biệt dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 của Namecheap đỉnh cao thật sự 👍 Phải công nhận rằng rất hiếm khi mình thấy có Customer support nhanh và nhiệt tình như ở đây, sáng sớm hay đêm khuya chưa bao giờ là vấn đề. Mình rất nản với các dịch vụ mà lúc khách cần hỗ trợ thì toàn gặp phải con bot trả lời tự động hoặc mình đợi dài cổ cả tiếng không thấy trả lời. Nói chung là highly recommend Namecheap nhé các bạn 💯 Mua hosting tại https://www.namecheap.com/wordpress/pricing/Thường mua hosting thì bạn phải tự setup từ A->Z sẽ rất mất thời gian. Khi bạn mua tại namecheap thì mọi thứ đã được auto cài đặt hết, chỉ cần đăng nhập và xài thôi. Khi chọn giữa Bill Monthly và Bill Yearly thì mình khuyên bạn nên chọn Yearly bởi sẽ tiết kiệm được chi phí 38% và Free SSL. SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt, giúp website của bạn an toàn hơn. Mua theme yêu thích cho website tại https://themeforest.net/Trên wordpress bạn hoàn toàn có thể chọn các theme miễn phí. Tuy nhiên, theme trả phí thì sẽ đẹp hơn rồi. Mình thích cái gì cũng phải đẹp nên mình lựa chọn mua bản theme trả phí và vẫn có thể customize màu sắc và features theo sở thích cá nhân. Cài thêm plug-in giúp website của bạn sinh động hơnNhững plug-in mình đang sử dụng:– Site Kit by Google: dùng cho Google Analytics– Social Media Follow Buttons Bar: giúp mọi người có thể follow và share bài post của bạn– Sassy Social Share: social share và bookmarking – All in One SEO– Buy me a coffee Tìm một bạn developer hỗ trợ thêm (skip bước này nếu bạn không quen ai hoặc có thể tự mày mò làm 😄)Một mình đi hết cả 4 bước trên thì cũng hơi challenge một chút nếu bạn ít khi tự cài đặt phần mềm. Hãy hỏi một số bạn bè xung quanh xem ai đã từng làm qua website để gỡ rối mỗi khi bạn muốn “đập cái máy tính” khi làm mãi mà không được 😢. Có một cách build website đơn giản hơn chính là đi qua dịch vụ làm website All-in-one đã được cài đặt sẵn tất cả mọi thứ, việc của bạn chỉ là trả tiền và setup. Điểm trừ có thể là chi phí mỗi tháng hơi cao. Mỗi provider bạn lựa chọn sẽ có pros & cons khác nhau. Bạn có thể tham khảo: Webflow: https://webflow.com/ Wix: https://www.wix.com/ Squarespace: https://www.squarespace.com/ Với các hướng dẫn và chia sẻ ở trên, mình hy vọng bạn có thể tự làm một website cá nhân của riêng mình. Thử – sai, làm lại, thử – sai, rồi bạn sẽ làm được. Hãy chia sẻ tên miền của bạn cho mình khi bạn bắt đầu hành trình làm website cá nhân nhé! xo Trang In Tech
Học cách “Get Shit Done”
Thuật ngữ “get shit done” khá phổ biến với các bạn đang làm trong ngành công nghệ, dịch nôm na là: hoàn thành việc cần phải làm đầu tiên – Đó là việc sớm hay muộn thì bạn cũng phải làm thì hãy làm cho xong, đừng đợi “hoàn hảo” thì mới làm, vậy thì sẽ chẳng bao giờ xong việc được cả! 👊 Trong môi trường tech (đặc biệt tech start-up), bạn cũng sẽ thấy quen thuộc với thuật ngữ MVP – Minimum Viable Product: khi một sản phẩm công nghệ mới được giới thiệu ra thị trường hoặc đang trong vòng gọi vốn đầu tiên từ Angel Investors thì sẽ chỉ xuất hiện features (những đặc điểm) quan trọng nhất để thu hút users (người dùng) và testing product market fit trước; sau đó sản phẩm sẽ được điều chỉnh dần theo thời gian dựa vào phản hồi của thị trường. Tức là: Chỉ tập trung vào điều quan trọng nhất, hoàn thành nó đầu tiên, những thứ khác sẽ chỉ là thứ yếu. Hồi còn khoảng 20s tuổi, mình từng là một người rất hay trì hoãn (procrastinator), kiểu Master of Not-Getting-Shit-Done: nước đến chân mới nhảy, việc sát deadline mới làm, mất tập trung với những thứ không thực sự quan trọng, mọi việc làm rất nửa vời. 💩 Ví dụ như hồi viết luận văn Master mình có 4 tháng để làm research thì mình chỉ thực sự làm vào tháng cuối. Kết quả là một tuần cuối cùng thì mình phải xin nghỉ phép ở công ty và 3 ngày liên tục không ngủ để làm cho xong rồi còn nộp bài. Trong nhóm, mình hay bị gọi là “Trang Latte” – Latte không phải là cafe đâu các bạn, đó là late ý (hay đi trễ); tới nỗi sinh nhật mình năm đó, cả nhóm tặng cho cái ⏰ để nhắc nhở. Làm trong ngành tech được 5 năm, mình học được thuật ngữ “get it done first – làm cho xong việc đã“, còn mấy thứ râu ria thì chỉnh dần dần sau, chứ đợi hoàn hảo thì sẽ không bao giờ hoàn thành được. Khi mình publish website cá nhân của mình, nhiều bạn chia sẻ rằng họ cũng thích làm một website tương tự như vậy nhưng chưa sắp xếp được thời gian làm. Hay có bạn muốn làm kênh Youtube nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Mình thường trả lời “GET IT DONE FIRST“: cứ bắt tay vào làm đi đã, chưa biết thì search Google. Khó nhất là bước đầu tiên thôi chứ về sau bạn sẽ biết phải làm gì tiếp (kiểu thần linh mách bảo ý 😜). Đây là 3 chiến lược mình đang áp dụng và thấy rất hiệu quả: Định nghĩa cái gì quan trọng nhất: Before start getting shit done, make sure it’s the right shit. Có thể bạn sẽ có 100 cục 💩 lận nhưng hãy lựa chọn cho mình đúng cục 💩 nào cần giải quyết đầu tiên theo mức độ quan trọng nhé! Tắt toàn bộ noti khi cần tập trung, kể cả mail box: Nó sẽ khó với nhiều bạn, nhưng tin mình đi, chúng ta ngày nay mất tập trung vì có quá nhiều thứ khiến mình xao nhãng (Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter). Mình đã tắt toàn bộ noti trên điện thoại (chỉ trừ phone call) và nó cải thiện hiếu suất làm việc của mình rõ rệt (screen time mỗi tuần giảm đều 15-20%) Lập thời gian biểu trong ngày một cách hợp lý và thông minh: Hãy cancel các buổi meeting, gặp gỡ khi không thực sự cần thiết. Nhớ là: Ai cũng chỉ có 24 giờ/ngày, nếu bạn dành thời gian lướt mạng xã hội hoặc đi nhậu thường xuyên thì bạn sẽ đánh mất thời gian cho bản thân và việc học tập. Không có thời gian biểu nào hoàn hảo cho tất cả mọi người, nó phụ thuộc vào sự ưu tiên của bạn trong thời điểm đó mà thôi. Chúc bạn Get Shit Done thành công và nhớ chia sẻ cho mình tips phương pháp hay ho của bạn nhé! ———- xo Trang In Tech
Chọn công việc khiến mình vui
Trên hành trình sự nghiệp, ai may mắn thì đi được đường thẳng và tới vạch đích ngay, nhưng phần lớn chúng ta đều có những ngã rẽ và đứng trước những sự lựa chọn khó khăn để tìm ra IKIGAI của bản thân. Có những con người như vậy tại CoderSchool, dù 20 hay 45 tuổi, họ vẫn quyết định bắt đầu lại sự nghiệp để được thực sự làm những điều họ yêu thích và tạo nên nhiều ảnh hưởng hơn cho cuộc sống. Tất cả mọi người từ mọi ngành nghề như Marketing, Tài Chính hay Logistic đều tụ họp tại đây, bắt đầu từ số 0, nhưng đều cùng chung một mục đích là trở thành những Software Engineer làm trong ngành công nghệ. Lựa chọn bắt đầu lại từ đầu, chuyển ngành – chuyển nghề có khó không? Có! Có sợ không? Có! Nhưng nếu không thử thì biết mình có làm được không? Chẳng nhẽ 60 tuổi nghỉ hưu mới thử? It is never too late to be what you might have been. – George Eliot – Với sự “lì lợm” và quyết tâm, sau 3 tháng học tập trung ngày đêm miệt mài với hàng chục dự án lớn nhỏ, những hôm debug bù đầu kèm thức đêm như cơm bữa, giờ các bạn đã có thể chính thức đặt title Data Analyst, Data Scientist vào trong CV/Resume của mình. Chuẩn bị một hành trình mới và đầy thử thách nhưng vô vùng thú vị phía trước! Giảng viên và Career Success Team như vỡ òa khi nhìn các bạn nhận bằng tốt nghiệp cùng những cái ôm của hạnh phúc, sự hãnh diện và lòng biết ơn trong Graduation Day. Cảm ơn các bạn đã dũng cảm và không bỏ cuộc để đạt được kết quả như ngày hôm nay! Đi tìm ý nghĩa trong công việc hàng ngày Làm về Tăng trưởng / Growth trong Ed-tech, mình nhận ra ý nghĩa của hành trình này: mở ra nhiều cơ hội hơn cho mọi người thông qua giáo dục và công nghệ. Với công nghệ, chúng ta có thể giảm chi phí trong giáo dục, giúp nhiều người tiếp cận được giáo dục chất lượng cao cho dù đang sống ở đâu, với bất kì màu da sắc tộc nào. Nhìn các học viên tốt nghiệp, mình vui mừng khôn xiết! Thử hỏi không tự hào sao được khi có hàng ngàn bạn trẻ có được công việc mong muốn trong ngành công nghệ với điểm khởi đầu là từ chính nơi mình đang làm việc? Nói hay là vậy, nhưng mình vẫn stress nhé các bạn! Deadline với meeting dồn hết vào một lúc cho mà coi, kèm số kilogram cân nặng tăng dần đều với số KPIs tăng trưởng, thôi thì “nhan sắc đẹp bẩm sinh” của mình cũng khó mà giữ nổi. Dẫu vậy, cái cuộc đời này làm gì có cái mùa xuân mà “việc nhẹ lương cao sếp vui tính đồng nghiệp dễ chịu lương tăng vèo vèo” đâu nhỉ?! Còn bạn thì sao? Ý nghĩa công việc của bạn là gì? Sài Gòn 20/5/2022 xo Trang In Tech