Ba bài học của tuổi 32
Mỗi một tuổi trôi qua mình lại càng thấy biết ơn hơn cuộc đời này khi đã cho mình rất nhiều trải nghiệm, để mình biết yêu thương cả những nỗi đau và thử thách, khiến mình trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã và trân trọng hơn kể cả những niềm vui dù nhỏ nhặt. Lắng nghe nhiều hơn Càng ngày mình càng thích lắng nghe và quan sát mọi việc trước khi nói hoặc đưa ra quyết định. Việc này khiến mình hiểu rõ hơn quan điểm của người đối diện và giúp mình cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn từ ngữ và cách diễn tả quan điểm cá nhân. Trong mỗi cuộc họp, mình thường lắng nghe các bạn, anh/chị chia sẻ xong hết rồi mình mới đưa luận điểm. Việc này giúp mình có thêm thời gian để nhìn được toàn cảnh vấn đề đang được thảo luận và thu nhặt những góc nhìn đa dạng khác. Sức mạnh của lời nói vô cùng khủng khiếp, dù dễ dàng phát ra nhưng lại có tính ảnh hưởng rất cao. Mình biết một cặp đôi hàng xóm cũ, họ yêu xa 5 năm và tiến tới hôn nhân. Mọi chuyện tưởng như thế là happy ending rồi vì cuối cùng anh chị cũng đến được với nhau sau bao cách trở. Có ai ngờ đâu, chỉ sau 1 năm về sống chung, hai người đường ai nấy đi chỉ vì những cãi vã nho nhỏ hàng ngày. Những rạn nứt vụn vặt cứ liên tiếp bồi đắp từ ngày này qua tháng nọ, họ liên tục sát thương nhau bằng những lời đay nghiến, không ai chịu lắng nghe và thấu hiểu cho người còn lại. Ở một góc độ khác, từ ngữ và cách nói chuyện sẽ thể hiện sự sâu sắc và thông minh của bạn. Bạn cứ để ý mà xem, người càng càng đi nhiều nơi, học cao hiểu rộng, thì họ lại càng ít nói và ít khi tranh cãi. Họ tập trung đánh giá vấn đề trước khi đưa ra quan điểm. Thực ra, bản chất của việc giao tiếp tốt cũng nằm ở kỹ năng biết lắng nghe, chứ không phải kỹ năng nói. Lắng nghe với một trái tim thấu hiểu khác hẳn việc nghe như một cái máy nhưng không hề nhập tâm vào đầu. Nói KHÔNG nhiều hơn Càng có tuổi bạn sẽ càng thấy thời gian của bạn trở nên ngắn hơn, bạn bớt bận tâm về những điều người khác nghĩ về bạn. Bạn bớt dành thời gian cho mấy điều tầm phào, những điều vô bổ hoặc không khiến bạn thực sự vui. Muốn có thời gian thật sự chất lượng, bạn cần phải nói Không với những thứ bạn thấy chưa phù hợp. Chung quy lại cũng là sự lựa chọn: Chọn làm cái này thì sẽ không được làm cái khác. Ví dụ: bạn chọn đi sinh nhật một người bạn cũ tối nay thì bạn sẽ không thể dành thời gian buổi tối với mẹ bạn để cùng xem một bộ film mà hai mẹ con cùng thích. Mình đã và vẫn đang tập nói Không với những cuộc hẹn ăn uống đột xuất, hay những việc gắn tag Urgency (trong khi thực tế task có thể đẩy lùi qua một khung thời gian khác). Mình nói Không với những buổi hẹn cafe cuối tuần vì cuối tuần là me-time của mình. Mình cần bản thân được thư thái, được thở, được nghỉ ngơi và làm điều mình thích như là học vẽ, luyện code, hay là nấu vài món ăn mới xem trên youtube vừa qua. Nói Không ngay từ đầu cũng là thể hiện mình thực sự tôn trọng người đối diện và cả chính bản thân mình. Bạn sẽ không muốn có buổi hẹn hò chán ngắt mà chính bạn không tập trung vào cuộc trò chuyện, rồi về nhà lẩm bẩm “Giá như mình chưa từng đến buổi hẹn đó”. Từ chối từ đầu sẽ bớt đau khổ cho cả hai. Tập trung và thực sự tập trung Vấn đề của mấy người over-thinking và detail-oriented như mình là nghĩ quá nhiều, muốn mọi việc hoàn hảo, rồi tham lam muốn đạt được nhiều thứ, nên mình sẽ dễ bị mất tập trung, sa đà vào những thứ tiểu tiết mà mất đi sự tập trung vào điều quan trọng nhất. Gần đây, mình đọc được một cuốn sách rất hay tên là “The One Thing” của Gary W. Keller và Jay Papasan. Ở Việt Nam đã có bản dịch rồi nhưng mình nghĩ bạn nên tìm đọc bản Tiếng Anh vì nó sát nghĩa hơn, nội dung cũng khá dễ đọc. It is not that we have too little time to do all the things we need to do; it is that we feel the need to do too many things in the time we have. Success demands singleness of purpose. Focus is a matter of deciding what things you’re not going to do. – The One Thing book Hàng ngày, chúng ta có quá nhiều thứ để làm và giết thời gian; hoặc chúng ta muốn làm quá nhiều thứ cùng một lúc với chủ nghĩa “multi-tasking” – làm việc đa nhiệm. Ai cũng đánh giá quá cao bản thân mình có thể làm tốt mọi việc cùng một lúc. Nhưng thật ra: Multitasking kills productivity. Khi làm nhiều việc cùng một lúc, bạn rất dễ bị mất tập trung và kết quả là không đạt được gì cả. Lý do tại sao thì bạn có thể xem video này: Why It’s Not Efficient to Multitask Trong công việc, mình cố gắng block khoảng thời gian buổi sáng để tập trung vào duy nhất điều quan trọng nhất giúp team đạt mục tiêu tuần và tháng, thay vì kiểm tra mailbox hoặc tham dự các cuộc họp. Ba câu hỏi mình thường
Lòng vòng không giải quyết được vấn đề
Có một dạo, mình rất hay bực mình về việc người đối diện không thẳng thắn nói Yes or No cho dù mình đã cố gắng tiếp cận trực diện nhiều lần để lấy câu trả lời. Mình thích sự rõ ràng và nhất quán (dù biết rằng cuộc sống không chỉ có trắng hoặc đen). Ví dụ: Điển hình trong kinh doanh, nếu không bạn không muốn mua một sản phẩm và chỉ muốn tham khảo thôi thì bạn hoàn toàn có thể nói mục đích tham khảo của bạn và ý định không mua sản phẩm, để người bán không làm phiền tới bạn nữa. Hoặc, nếu bạn chưa thực sự biết mình có thích sản phẩm đó hay không và muốn thêm thời gian suy nghĩ thì có thể nói rõ với người bán là bạn đang cân nhắc, cần X ngày suy nghĩ và hãy liên hệ lại vào Y thời gian. Như vậy, cả hai bên sẽ bớt mất thời gian của nhau và dễ dàng xác định được kết quả cụ thể. Thẳng thắn trong công việc Với kinh nghiệm đi làm đủ lâu, mình nhận ra rằng để có thể lên các vị trí Quản lý cấp cao thì bạn không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn phải giao tiếp hiệu quả nữa. Ngành nghề nào cũng vậy, có thể bạn rất giỏi việc chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt thông tin và lãnh đạo đội nhóm kém, đồng đội không đồng lòng đi theo thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức trung bình trong nấc thang nghề nghiệp mà thôi. Ai cũng biết là muốn giao tiếp hiệu quả thì cần thẳng thắn, chân thành, trực diện và sự thấu hiểu; nhưng “nói thì dễ, làm mới khó”. Càng trong môi trường đa văn hóa, càng va chạm nhiều ta càng dễ gặp bất đồng trong giao tiếp. Muốn hiểu nhau thì cách duy nhất là giao tiếp cởi mở và thẳng thắn để tìm được tiếng nói chung. Một sáng thứ hai đẹp trời, bạn nhận được một task mới đột xuất từ sếp yêu cầu phải hoàn thành trong vòng nửa ngày mà thực tế là bạn biết chắc bạn không thể hoàn thành được nó với thời gian ngắn như vậy, đồng thời bạn cũng không hiểu rõ mục đích và nguyên nhân của task đó. Hãy chia làm 2 cách xử lý như sau: Cách 1: Mình cứ làm theo như được yêu cầu mà không cần làm rõ lại. Kết quả: toàn bộ việc của ngày hôm đó mình dự định làm sẽ bị dang dở và trong lòng mình còn ôm nỗi ấm ức, băn khoăn. Cách 2: Hỏi thẳng sếp những câu hỏi mình đang có trong đầu và thống nhất kết quả có thể đạt được trong thời gian ngắn. Vừa tiết kiệm thời gian và mình lại không ôm cục tức trong lòng, tránh việc dồn task sau đó và cuối ngày phải ở lại làm thêm. Là một người với bản tính quyết liệt, mình luôn luôn chọn cách 2 để giải quyết: Nói chuyện mặt đối mặt, rõ ràng và nhanh gọn tầm 15 phút để đi tới sự đồng thuận, không quên ghi chú lại cẩn thận những điều cần lưu ý. Mình rất sợ những thứ lòng vòng, mất thời gian của đôi bên và có thể gây mâu thuẫn về sau. Có thể với nhiều bạn, việc nói chuyện thẳng thắn giữa nhân viên-sếp là rất aggressive, bất lịch sự và không khéo léo. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam kiểu “nói một hiểu mười” hay còn gọi là “giao tiếp high-context” được đề cao; khá phổ biến nhất là trong các cộng đồng văn hóa Châu Á. Bạn cần có khả năng tiên đoán ý, quan sát cử chỉ, thái độ, và tông giọng của người nói để làm cho đúng. Trong văn hóa làm việc đậm chất Mỹ và ít phân cấp như công ty hiện tại của mình thì đề cao văn hóa “giao tiếp low-context” nói thẳng vào nghĩa đen của sự việc, không nói bóng nói gió, không vòng vo tam quốc, ngôn ngữ đơn giản, mạch lạc, trao đổi face-to-face (mặt đối mặt). Điều này giúp giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn, tránh gây hiểu nhầm không cần thiết, hạn chế lãng phí thời gian và tập trung “get shit done“ để có kết quả tốt. Rèn luyện sự thắng thắn để giao tiếp hiệu quả Mình chỉ đạt được sự giao tiếp hiệu quả khi mình sống độc lập và tách khỏi môi trường quen thuộc của việc “nói một hiểu mười” vào 7 năm về trước, một mình đi học xa nhà và mở mang tầm mắt với các nền văn hóa khác nhau. Trong quá trình học hỏi này, mình trải qua rất nhiều đau thương của việc hiểu lầm trong giao tiếp kèm những bài học sâu sắc về việc duy trình sự thẳng thắn trong giao tiếp và các mối quan hệ. Khi phải nói thẳng hoặc từ chối việc gì đó, ví dụ như lời mời đi sinh nhật bạn vào cuối tuần, hay không thể nhận thêm dự án vì công việc đã quá tải. Khi đó, mình thường sẽ tự đặt ra những câu hỏi như: Liệu mình có thật sự muốn làm điều đó không? Tại sao mình lại sợ từ chối hay nói thẳng? Những điều mình đang sợ là gì? Mình trả lời xong thì điều xảy ra tiếp theo? Khi có quyết định trong đầu, mình sẽ ngay lập tức trả lời đối phương mà không hối tiếc. Vì thực tế, mình đã suy nghĩ nghiêm túc rồi mới nói một cách rõ ràng để hai bên có thể hiểu nhau. Vì có tôn trọng người đối diện thì mình mới dành thời gian suy nghĩ về nó và chân thành nói ra quyết
Bớt khắt khe với nhau một chút
Trong công việc, mình có cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ rất nhiều người khác nhau, từ những người rất giỏi cho tới những người khó tính. Ví dụ có vị khách mắng bạn nhân viên xối xả và trách móc thậm tệ hệ thống quản lý của doanh nghiệp, thậm chí đưa lên cả mạng xã hội và nhận được nhiều bình luận rôm rả, chỉ vì một lỗi rất nhỏ: bạn nhân viên xưng hô với khách hàng không đúng danh xưng. Mình sẽ không bàn vấn đề đúng-sai trong câu chuyện trên vì dưới góc nhìn cá nhân thì ai cũng đề cao luận điểm cá nhân của mình để chứng tỏ mình đúng. Nhìn nhận vấn đề sao cho đúng Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ công việc, gia đình tới các mối quan hệ xa-gần, ngẫu nhiên hay cố tình khiến chúng ta mệt mỏi, cáu gắt. Mới dắt xe ra khỏi nhà thì phát hiện xe bị xịt lốp. Cáu. Nhân viên lễ tân xưng hô sai tên mình. Tức. Trên đời này, có rất nhiều thứ chúng ta không thể kiểm soát được, ví dụ như trời mưa hay nắng, người yêu nói lời chia tay vì hết tình cảm, v.v… Vậy với những thứ không thể kiểm soát được như vậy, hà cớ gì mình phải tức bực? Phản ứng của con người trước những sự kiện là rất bình thường, có vui buồn giận hờn đấy nhưng để dẫn tới những hành động quá lố, biến đốm lửa nhỏ thành đám thành rừng, thì liệu có đáng? Khi sự bực tức nhấn chìm lấy con người ta thì dần dà chúng ta trở nên khó tính hơn, xấu xí hơn bởi xung quanh toàn thấy năng lượng tiêu cực. Lê Trần Bảo Phương – tác giả của “Quyền Năng Bí Ẩn” đã nêu ra 3 nhân tố chính có ảnh hưởng đến hành vi của con người, bao gồm: sự tồn tại, vật chất và quyền lực. Sự tồn tại: Quan niệm thời nay là “không cạnh tranh thì không thể tồn tại”, một nhu cầu tự nhiên và giúp cho con người cảm thấy an toàn. Vật chất: Vì muốn một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi và sung sướng hơn, con người trước tiên nghĩ đến lợi ích cho bản thân. Càng kiếm nhiều thì càng dễ đạt được những điều cơ bản này. Quyền lực: Con người thèm muốn sức mạnh thống trị hoặc gây ảnh hưởng đến người khác và điều chỉnh hành vi của người khác. Vị khách trong ví dụ đầu bài đã làm quá sự việc lên có thể vì muốn chứng tỏ quyền lực của một khách tiềm năng “khách hàng là thượng đế” và muốn gây ảnh hưởng trên mạng xã hội. Bớt khắt khe hơn với người khác và cả chính mình Mình biết mình là một người cầu toàn, điển hình của cung Xử Nữ. Trong công việc, mình muốn mỗi kết quả đạt được phải ở mức hoàn hảo, từ câu chữ văn phong lẫn cả việc sắp xếp folder trên máy tính. Mình muốn mọi thứ phải gọn gàng, ngăn nắp từ bàn làm việc cho tới nhà ở; càng đơn giản sạch sẽ càng tốt. Mình đã từng kỳ vọng cả những người xung quanh mình cũng phải mong cầu sự hoàn hảo như vậy. Dần dà khi lớn lên mình có cơ hội được đi nhiều hơn, làm việc và trải nghiệm với nhiều văn hóa khác nhau Âu-Á đủ cả, kết bạn với nhiều người mới hơn. Mình mở lòng hơn với những sự khác biệt. Những trải nghiệm phong phú khiến mình trở nên dạn dĩ và lì đòn hơn, tất nhiên, bớt khắt khe với những điều khác mình và chưa hoàn hảo. Mình hiểu ra là: Đâu thể đòi hỏi tất cả mọi người xung quanh phải yêu mến mình. Đâu thể đòi hỏi mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch 100%. Sai thì sửa. Chưa tốt thì học thêm. Góp ý nhẹ nhàng, thẳng thắn, trực diện sẽ hiệu quả hơn nhiều việc dọa nạt, quát mắng. Những tiêu chuẩn do chính bạn đặt ra bị ảnh hưởng bởi môi trường bạn lớn lên, những gì bạn được học trong trường và những kì vọng của bản thân, gia đình. Việc lúc nào cũng chạy theo tiêu chuẩn khiến cuộc sống trở nên thật áp lực. Đâu có quy định nào của xã hội viết là 30 tuổi phải có nhà, có xe thì mới là thành công. Ở đâu quy định rằng phụ nữ phải da trắng, eo thon, ngực nở, mũi cao mới là chuẩn mực của cái đẹp. Người châu Phi da không trắng và hàm răng to thì chả nhẽ họ xấu? Nếu bạn chỉ có khiếu hài hước, sự thông minh và lòng dũng cảm thì bạn không được coi là cô gái đẹp? Càng đi nhiều bạn sẽ càng thấy mình nhỏ bé. Càng học nhiều bạn sẽ càng thấy mình chưa biết gì. Sự khác biệt và không hoàn hảo là những điều rất bình thường trong thế giới tự nhiên. Khi mọi chuẩn mực chỉ mang tính tương đối, bị chi phối bởi những yếu tố xã hội và lịch sử thì hà cớ gì con người phải hà khắc với những điều nhỏ nhặt xung quanh? Môi trường startup dạy mình rất nhiều điều 4 năm làm việc trong start-up đã dạy cho mình rất nhiều điều về việc chấp nhận thay đổi để trở nên tốt hơn, tính thích nghi và sự tò mò với những điều mới lạ. Với nguồn lực hạn chế và tuổi đời non nớt, chúng mình luôn nhìn thấy lỗi sai và những điều cần cải thiện trong sản phẩm lẫn quy trình vận hành. Quy trình có thể chưa hoàn hảo, con người chắc chắn
Bắt đầu với Sự Tò Mò và Câu Hỏi Tại Sao
Niềm cảm hứng cho bài viết hôm nay là do mình vừa tham dự một buổi Tech Talk thú vị từ một người anh mà mình rất nể trọng trong làng công nghệ. Với kinh nghiệm 18 năm làm tech, anh chia sẻ câu chuyện vừa sâu sắc lại gần gũi, khiến mình suy nghĩ mãi trên đường làm về. Có một câu thế này: Khi bạn còn trẻ, bạn gặp vấn đề hoặc được giao giải quyết một bài toán, bạn sẽ luôn đặt câu hỏi: HOW – như thế nào? Khi bạn là Senior hoặc Manager, bạn sẽ đặt câu hỏi: WHY – Tại sao? – Tech Talk 23/6/2022 @ CoderSchool Cách bạn tư duy và đặt câu hỏi ra sao thể hiện sự sâu sắc của bạn khi nhìn nhận một vấn đề. Càng trải nghiệm nhiều, bạn càng dễ dàng hình dung được quá trình diễn ra một sự việc khi có tình huống, kiểu: à rồi, mình nên xử lý cái này theo hướng abc. Sự tò mò và cách đặt câu hỏi thể hiện trí thông minh Trong công việc, mình phải tuyển dụng rất nhiều team members mới để thích ứng kịp với growth scale của công ty. Với vai trò một leader và người tuyển dụng, mình không chỉ kỳ vọng ứng viên có năng lực chuyên môn tốt mà còn cần có Curiosity (Sự tò mò) và Intelligence (Sự thông minh). Hai yếu tố này dễ dàng được bộc lộ qua cách ứng viên đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn có đủ sự tò mò về sản phẩm của công ty cũng như đã chủ động nghiên cứu, chuẩn bị từ trước, bạn sẽ ghi điểm với người phỏng vấn bằng cách đặt câu hỏi sâu sắc và thông minh. Hồi trẻ mới ra trường, khi đi phỏng vấn và gặp những người sếp lớn, mình rất thích đặt các câu hỏi (đặc biệt ở những vòng cuối cùng vì mình biết đó là người quyết định mình có được vào làm tại công ty không). Mình thích tìm hiểu thêm về sản phẩm, tại sao nó thành công hoặc problems là gì, hệ thống công ty hoạt động ra sao, vì sao có vision như vậy và rất nhiều thứ khác nữa. Hỏi để hiểu và để biết; cũng là cách mình xem liệu môi trường công ty và con người tại đây có phù hợp để mình đồng hành trong thời gian dài không. Tất nhiên, trong quá trình tuyển dụng, mình cũng sẽ cần thêm những yếu tố khác quan trọng không kém như: Coach-ability: khả năng để đào tạo thêm và hướng dẫn Prior success: bảng các thành tích xuất sắc trước đó Energy: nguồn năng lượng tích cực Culture-fit (get it done mindset): sự phù hợp về văn hóa công ty Khi đưa các tiêu chí lên bảng tính excel và đặt trọng số (điểm), mình dễ dàng đánh giá được sự tiềm năng của ứng viên hơn, tránh việc bị bias hoặc chọn lựa cảm tính, lý giải được nguyên nhân tại sao mình tuyển/không tuyển ứng viên đó. Start-up và câu hỏi Tại Sao? Với sự hạn chế của resources (nhân sự và tiền) cùng thời gian trong môi trường start-up, bạn bắt buộc phải cân đong đo đếm trước các sự lựa chọn và quyết định vấn đề nào nên tập trung giải quyết. Mình đã từng đặt câu hỏi: Tại sao không làm? nhiều hơn Tại sao cần làm? Bởi mình chỉ có từng đó nguồn lực, nếu cái gì mình cũng say yes (đồng ý) thì nhân lực làm sao cho xuể. Tập trung vào điều thực sự quan trọng nhất và giải quyết những vấn đề cốt lõi mới giúp nhanh đạt được mục tiêu. Mình làm trong team Growth (Tăng Trường) nên thường ngày có rất nhiều ideas (ý tưởng) mới. Việc của team mình là liên tục thử nghiệm – ghi nhận – đánh giá, làm A/B testing cho tới khi đạt được kết quả gần với kỳ vọng nhất. Trong quá trình đổi mới sáng tạo, mình liên tục đặt ra các câu hỏi: tại sao nó hoạt động theo cách này mà lại không theo cách kia, tại sao data sau phân tích khác với những gì mình nghĩ, tại sao kết quả không như dự đoán, v.v… Việc đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời cùng sự tò mò giúp mình học nhanh hơn và hiểu sâu hơn vấn đề, từ đó đưa ra được những giải pháp toàn diện hơn. We keep moving forward, opening new doors, and doing new things, because we’re curious and curiosity keeps leading us down new paths. Walt Disney Câu hỏi Tại Sao và những quyết định trong cuộc sống Cách đặt câu hỏi sẽ giúp bạn suy nghĩ khác đi! Bạn đã từng hỏi: Tại sao mình làm công việc hiện tại? Tại sao mình muốn đầu tư? Tại sao bạn muốn nghỉ hưu sớm? Càng đặt nhiều câu hỏi cho bản thân hoặc có thể viết ra, chia sẻ nó với bạn bè xung quanh, bạn sẽ càng thêm hiểu bản thân mình. Rất nhiều người lớn không biết cách diễn tả lý do cho câu hỏi Tại Sao, nhưng trẻ con lại có thể làm điều đó, vì trẻ con suy nghĩ đơn giản và chúng dễ dàng nói ra mà không sợ bị phán xét. Tại sao bạn nghĩ mưa là buồn trong khi nắng là vui? Tại sao bạn thích kem vị socola chứ không phải vị chanh? Sự tò mò cho phép chúng ta học được những điều mới và các câu hỏi Tại Sao giúp chúng ta nhìn sâu hơn vào bên trong mình, để hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đi tìm điều thôi thúc mình tiến lên phía trước, khiến mình hạnh phúc và sống một cuộc sống trọn vẹn.
Học cách “Get Shit Done”
Thuật ngữ “get shit done” khá phổ biến với các bạn đang làm trong ngành công nghệ, dịch nôm na là: hoàn thành việc cần phải làm đầu tiên – Đó là việc sớm hay muộn thì bạn cũng phải làm thì hãy làm cho xong, đừng đợi “hoàn hảo” thì mới làm, vậy thì sẽ chẳng bao giờ xong việc được cả! 👊 Trong môi trường tech (đặc biệt tech start-up), bạn cũng sẽ thấy quen thuộc với thuật ngữ MVP – Minimum Viable Product: khi một sản phẩm công nghệ mới được giới thiệu ra thị trường hoặc đang trong vòng gọi vốn đầu tiên từ Angel Investors thì sẽ chỉ xuất hiện features (những đặc điểm) quan trọng nhất để thu hút users (người dùng) và testing product market fit trước; sau đó sản phẩm sẽ được điều chỉnh dần theo thời gian dựa vào phản hồi của thị trường. Tức là: Chỉ tập trung vào điều quan trọng nhất, hoàn thành nó đầu tiên, những thứ khác sẽ chỉ là thứ yếu. Hồi còn khoảng 20s tuổi, mình từng là một người rất hay trì hoãn (procrastinator), kiểu Master of Not-Getting-Shit-Done: nước đến chân mới nhảy, việc sát deadline mới làm, mất tập trung với những thứ không thực sự quan trọng, mọi việc làm rất nửa vời. 💩 Ví dụ như hồi viết luận văn Master mình có 4 tháng để làm research thì mình chỉ thực sự làm vào tháng cuối. Kết quả là một tuần cuối cùng thì mình phải xin nghỉ phép ở công ty và 3 ngày liên tục không ngủ để làm cho xong rồi còn nộp bài. Trong nhóm, mình hay bị gọi là “Trang Latte” – Latte không phải là cafe đâu các bạn, đó là late ý (hay đi trễ); tới nỗi sinh nhật mình năm đó, cả nhóm tặng cho cái ⏰ để nhắc nhở. Làm trong ngành tech được 5 năm, mình học được thuật ngữ “get it done first – làm cho xong việc đã“, còn mấy thứ râu ria thì chỉnh dần dần sau, chứ đợi hoàn hảo thì sẽ không bao giờ hoàn thành được. Khi mình publish website cá nhân của mình, nhiều bạn chia sẻ rằng họ cũng thích làm một website tương tự như vậy nhưng chưa sắp xếp được thời gian làm. Hay có bạn muốn làm kênh Youtube nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Mình thường trả lời “GET IT DONE FIRST“: cứ bắt tay vào làm đi đã, chưa biết thì search Google. Khó nhất là bước đầu tiên thôi chứ về sau bạn sẽ biết phải làm gì tiếp (kiểu thần linh mách bảo ý 😜). Đây là 3 chiến lược mình đang áp dụng và thấy rất hiệu quả: Định nghĩa cái gì quan trọng nhất: Before start getting shit done, make sure it’s the right shit. Có thể bạn sẽ có 100 cục 💩 lận nhưng hãy lựa chọn cho mình đúng cục 💩 nào cần giải quyết đầu tiên theo mức độ quan trọng nhé! Tắt toàn bộ noti khi cần tập trung, kể cả mail box: Nó sẽ khó với nhiều bạn, nhưng tin mình đi, chúng ta ngày nay mất tập trung vì có quá nhiều thứ khiến mình xao nhãng (Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter). Mình đã tắt toàn bộ noti trên điện thoại (chỉ trừ phone call) và nó cải thiện hiếu suất làm việc của mình rõ rệt (screen time mỗi tuần giảm đều 15-20%) Lập thời gian biểu trong ngày một cách hợp lý và thông minh: Hãy cancel các buổi meeting, gặp gỡ khi không thực sự cần thiết. Nhớ là: Ai cũng chỉ có 24 giờ/ngày, nếu bạn dành thời gian lướt mạng xã hội hoặc đi nhậu thường xuyên thì bạn sẽ đánh mất thời gian cho bản thân và việc học tập. Không có thời gian biểu nào hoàn hảo cho tất cả mọi người, nó phụ thuộc vào sự ưu tiên của bạn trong thời điểm đó mà thôi. Chúc bạn Get Shit Done thành công và nhớ chia sẻ cho mình tips phương pháp hay ho của bạn nhé! ———- xo Trang In Tech
We keep this love in a photograph
Có những tình bạn thật đặc biệt, thứ tình cảm sẽ mãi mãi ở trong tim ta và không thể thay thế được. Cảm ơn vì chúng ta đã luôn chân thành và rộng lòng với nhau. Loving can hurt sometimes When it gets hard, you know it can get hard sometimes It is the only thing makes us feel alive Ed Sheeran Đôi khi tình yêu thật khó khăn để bày tỏ và không phải ai cũng có thể hiểu. Chúng ta lớn lên từ những vấp ngã và chính những trải nghiệm đó tạo nên con người ta của hôm nay. “Em là một cô gái dũng cảm, thông minh và rất giàu nghị lực. Lúc chia tay em, cả team mình đều khóc. Đó cũng là lần đầu tiên chị khóc trước mặt nhiều người và không biết nói gì cho đúng. Cảm ơn em đã luôn cố gắng làm tốt cho tới ngày cuối cùng. Hành trình mới của em chỉ sắp bắt đầu. Chị tin em sẽ thành công trên chặng đường sắp tới và luôn mong em thật hạnh phúc!” Những ngày tháng đẹp nhất là những ngày chúng ta sống hết mình với đam mê, được làm việc cạnh những người mình yêu quý. Work hard, play harder. Những ngày chạy deadline, những lần bị dí số, và tỉ thứ áp lực khác xung quanh nhưng chúng ta chưa từng bỏ cuộc. Mệt quá thì đi ngủ một giấc thật ngon rồi mai cùng nhau chiến đấu tiếp. Hồi năm 22 tuổi mới ra trường, mình không có may mắn được trải nghiệm một môi trường làm việc đủ tốt: từ việc bị bully (bắt nạt) cho tới định hướng career path (sự nghiệp) trong 3-5 năm. Vì thế, giờ đây khi có một team riêng, mình đã quyết tâm xây dựng văn hóa làm việc trong team tốt nhất có thể: mọi người hỗ trợ nhau và thẳng thắn đưa góp ý để cùng nhau tiến bộ. Hôm nay, mình đã rất vui khi nhìn thấy các bạn yêu thương nhau như người trong gia đình và trưởng thành lên từng ngày. Làm về tech (công nghệ) không hề khô cứng như nhiều người nghĩ. Hầu như hàng ngày bạn sẽ gặp những người cực kỳ thông minh và giản dị. Họ hài hước và chân thành. Họ khiến mình thấy thật nhỏ bé trong thế giới này; thầm nhắc nhở bản thân phải học nhiều nữa nếu không sẽ bị thụt lùi. Có thể, rồi đây chúng ta sẽ phải chia tay nhau, nhưng rồi mình cũng sẽ sớm gặp lại thôi. Cảm ơn những ngày tháng chúng ta đã cùng làm việc, chia sẻ và trở thành những người bạn tốt của nhau. “We keep this love in a photographWe made these memories for ourselvesWhere our eyes are never closingHearts are never brokenAnd time’s forever frozen” – Ed Sheeran xo Trang In Tech
Chọn công việc khiến mình vui
Trên hành trình sự nghiệp, ai may mắn thì đi được đường thẳng và tới vạch đích ngay, nhưng phần lớn chúng ta đều có những ngã rẽ và đứng trước những sự lựa chọn khó khăn để tìm ra IKIGAI của bản thân. Có những con người như vậy tại CoderSchool, dù 20 hay 45 tuổi, họ vẫn quyết định bắt đầu lại sự nghiệp để được thực sự làm những điều họ yêu thích và tạo nên nhiều ảnh hưởng hơn cho cuộc sống. Tất cả mọi người từ mọi ngành nghề như Marketing, Tài Chính hay Logistic đều tụ họp tại đây, bắt đầu từ số 0, nhưng đều cùng chung một mục đích là trở thành những Software Engineer làm trong ngành công nghệ. Lựa chọn bắt đầu lại từ đầu, chuyển ngành – chuyển nghề có khó không? Có! Có sợ không? Có! Nhưng nếu không thử thì biết mình có làm được không? Chẳng nhẽ 60 tuổi nghỉ hưu mới thử? It is never too late to be what you might have been. – George Eliot – Với sự “lì lợm” và quyết tâm, sau 3 tháng học tập trung ngày đêm miệt mài với hàng chục dự án lớn nhỏ, những hôm debug bù đầu kèm thức đêm như cơm bữa, giờ các bạn đã có thể chính thức đặt title Data Analyst, Data Scientist vào trong CV/Resume của mình. Chuẩn bị một hành trình mới và đầy thử thách nhưng vô vùng thú vị phía trước! Giảng viên và Career Success Team như vỡ òa khi nhìn các bạn nhận bằng tốt nghiệp cùng những cái ôm của hạnh phúc, sự hãnh diện và lòng biết ơn trong Graduation Day. Cảm ơn các bạn đã dũng cảm và không bỏ cuộc để đạt được kết quả như ngày hôm nay! Đi tìm ý nghĩa trong công việc hàng ngày Làm về Tăng trưởng / Growth trong Ed-tech, mình nhận ra ý nghĩa của hành trình này: mở ra nhiều cơ hội hơn cho mọi người thông qua giáo dục và công nghệ. Với công nghệ, chúng ta có thể giảm chi phí trong giáo dục, giúp nhiều người tiếp cận được giáo dục chất lượng cao cho dù đang sống ở đâu, với bất kì màu da sắc tộc nào. Nhìn các học viên tốt nghiệp, mình vui mừng khôn xiết! Thử hỏi không tự hào sao được khi có hàng ngàn bạn trẻ có được công việc mong muốn trong ngành công nghệ với điểm khởi đầu là từ chính nơi mình đang làm việc? Nói hay là vậy, nhưng mình vẫn stress nhé các bạn! Deadline với meeting dồn hết vào một lúc cho mà coi, kèm số kilogram cân nặng tăng dần đều với số KPIs tăng trưởng, thôi thì “nhan sắc đẹp bẩm sinh” của mình cũng khó mà giữ nổi. Dẫu vậy, cái cuộc đời này làm gì có cái mùa xuân mà “việc nhẹ lương cao sếp vui tính đồng nghiệp dễ chịu lương tăng vèo vèo” đâu nhỉ?! Còn bạn thì sao? Ý nghĩa công việc của bạn là gì? Sài Gòn 20/5/2022 xo Trang In Tech